BỆNH & TRỊ BỆNH GÀ CHỌI

Nghệ thuật gà đá xưa và nay

Thứ Hai - 25/01/2016 | 541

Theo một số người chơi gà đá ở Bình Định, có lẽ thú chơi này thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ (một trong 3 anh em nhà Tây Sơn). Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn đá gà và đã tuyển được giống gà đá nổi tiếng (theo một số người chơ gà đá ở Bình Định thì giống này còn lưu truyền lại đến ngày nay). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát của một võ tường từ các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, ông đã sáng tạo ra thế võ: Hùng kê quyền nổi tiếng xưa nay.

Thú chơi gà chọi đã lưu truyền từ bao đời, gà đá thường được người xưa tổ chức trong các dịp lễ, tết, hội hè. Có lẽ sôi nổi nhất vẫn là dịp tết Nguyên Đán. Bắt đầu tháng chạp cho đến hết tháng giêng, từ trong xóm, ngoài làng đều chơi đá gà. Tùy theo cấp độ, quy mô khác nhau mà phong trào chơi đá gà càng trở nên sôi nổi.

Ngày xưa trường đá gà khá đơn giản. Đào vũng cát bằng cái nong (khoảng 1,5 - 2 m) sâu chừng 30-40 cm, xong đổ cát vào (để khỏi gây thương tổn cho gà). Người xem ngồi xung quanh, vừa thưởng thức vừa làm vi đá, hò reo để khích lệ 2 chủ gà là chính. Có cá độ nhưng không mang tính ăn thua sát phạt lẫn nhau.

 

Trong xóm, làng là vậy, nhưng khi ra ngoài huyện, ngoài tỉnh phải là con gà vô địch trong huyện, trong tỉnh đó - quyết tâm thắng không để thua. Đó là danh dự cũng là trách nhiệm và lòng tự hào của người có gà hay được chọn đi thi đấu.

Theo một số người chơi gà đá ở Bình Định, có lẽ thú chơi này thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ (một trong 3 anh em nhà Tây Sơn). Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn đá gà và đã tuyển được giống gà đá nổi tiếng (theo một số người chơ gà đá ở Bình Định thì giống này còn lưu truyền lại đến ngày nay). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát của một võ tường từ các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, ông đã sáng tạo ra thế võ: Hùng kê quyền nổi tiếng xưa nay.

 

Tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá mà có thể lấy yếu thắng mạnh lấy ít địch nhiều, nhỏ con thắng to khỏe. Ngày nay, giới chơi đá gà thường tổ chức trường đá hẳn hoi. Trình độ chơi và nghệ thuật chơi cũng được nâng cao hơn. Vi đá được quây cố định, trên có mái che, xếp xung quanh có băng ghế cao dần từ trong ra ngoài để cho khách ngồi xem. Riêng ở Quy Nhơn, Bình Định cũng có 2 trường đá gà, thường mở cửa thứ 7, chủ nhật, hay trong dịp lễ tết.

Cách chơi là: Sau khi 2 chủ gà thỏa thuận, gà được bịt mỏ, bịt cựa rồi thả vào vi đá. Trận đấu bắt đầu cũng là lúc cổ động viên hưởng ứng. Lực lượng cổ động viên 2 bên bắt giá nhau. Thường con đá hay được bắt giá trên. Sau một vài hồ (mỗi hồ là 20 phút, nghỉ 5 phút) xem thế trận nghiêng về bên nào. Lúc này cổ động viên thường theo đuổi phía mình cá cược, nhưng cũng có người bỏ phía con gà mình ủng hộ, lội sang bên kia để tiếp tục cá cược. Đến khi trận thế thay đổi thợ câu (người chèo kéo) treo giá, nhử để người chơi từ bỏ hay giữ lập trường theo đuổi con gà mình thích. Khi đấu thủ lâm thế có thể từ giá dưới người cược nhảy lên giá trên. Cứ như vậy trận đá gà trở thành hội vui chơi thỏa thuê.

 Nếu chỉ cá cược mang tính vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật đó là điều đáng quý và nên phát huy, ngược lại có kẻ lợi dụng trò chơi đá gà để ăn thua, cờ bạc, sát phạt lẫn nhau là điều đáng lên án.

Đá gà lưu truyền từ đời này qua đời khác, một vẻ đẹp, thú vui tinh thần rất đáng quý. Nó là một nét nghệ thuật chân chính khi chính mỗi người đam mê đá gà sử dụng gà với mục đích chân chính.

 

BSTY. Hồ Thị Thương

BBT Hatthocvang Viet Nam

Facebook Twitter Google+

Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.