BỆNH & TRỊ BỆNH GÀ CHỌI

Để độ được nhiều chiến kê Xám Thần

Thứ Ba - 05/01/2016 | 2

Chơi gà và tìm được một con gà chiến thật sự là một việc rất công phu, tỷ lệ gà được huấn luyện thành công để trở thành gà mang đi đá thường rất thấp, thường dưới 20% số gà trống được nở ra, còn để thành những chú gà chiến tốt có nhiều trận thắng cao, thì con số chỉ dưới 5% mà thôi. Vậy làm gì để chọn được nhiều chiến kê như Xám thần - một chú gà huyền thoại được giới chọi gà ví như là một nỗi kinh hoàng cho mọi đối thủ?

Xám thần - chiến binh huyền thoại – Hình mẫu của những chiến binh gà chọi

Xám Thần là tên chú gà huyền thoại được các tay chơi trong giới chọi gà ví như nỗi kinh hoàng cho mọi đối thủ. Với tố chất trở thành chiến binh huyền thoại, khi tham gia vào các trận đấu lớn có tính sinh tử, Xám Thần thường hạ đối phương trong 5 “hồ” (hiệp kéo dài 15 phút). Và mỗi chiến thắng thường kết thúc bằng cú đá xuyên phổi hạ gục đối phương ngay tại trận.

Nhiều tay chơi trong giới chọi gà kể, cuộc đời chinh chiến của một chú gà thường chỉ thắng đến 7 trận đã được cho là mãnh chiến nhưng với Xám Thần có đến 21 trận đấu lớn. Đó là thành tích chưa có “chiến kê” nào đạt được.

Đương nhiên, Xám Thần trở thành hình mẫu cho những chiến binh gà chọi. Nó được chủ nhân đưa đi khắp nơi trong nước thi đấu, đi đến đâu Xám Thần đều gây sự chú ý cho người chơi với những cú đá tốc độ, khả năng kết thúc trận đấu nhanh. Với cân nặng chỉ 2,8 kg nhưng Xám Thần vẫn chiến thắng những đối thủ nặng ký hơn mình về độ cao, cân nặng….

Lò luyện chiến binh 

Theo những người chơi gà “có nghề” thì để tạo được một con gà chiến tốt, bách chiến bách thắng việc then chốt là phải biết chọn giống tốt. Gà mẹ phải được xuất thân từ giống gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Ðược hội tụ những tố chất trên, trong đám gà con được sinh ra thế nào cũng có được ít nhất là 1 chiến kê kỳ tài. Trước đây, những dòng gà mái “chiến” (gà dữ) đều tập trung ở các vùng phía Nam như: Mũi Né, Chợ Lầu (Phan Thiết), dòng gà của cụ Tôn Thất Ðệ ở Nha Trang, dòng “Xám rách” của ông Bảy Ðệ ở Vạn Giã (Khánh Hoà). Còn hiện nay, do qua nhiều năm các tay chơi trao đổi với nhau nên những dòng gà hay đã được rải ra thêm ở một số tỉnh phía bắc như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội)

Chọn được gà ưng ý rồi nhưng nếu nuôi không đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng thể nên gà chiến tốt được. Chế độ ăn của gà phải được tuân thủ: Một ngày chỉ cho ăn 2 diều lúa, trưa cho ăn xen kẽ rau xanh, vài ngày mới cho ăn một ít mồi tươi. Nuôi kỹ quá gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt. Muốn gà dày da có sức chịu đựng tốt, son gà thì phải dùng nghệ tươi, lá ngũ trảo, một chút phèn chua tất cả giã nát ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho phơi nắng (sáng) thường xuyên.

 

Description: https://lh4.googleusercontent.com/-Pbv2KoxeFlE/VHvfTWD_mpI/AAAAAAAAAnE/bvcSwMhRsuI/s640/tobaoviet.net-de-co-duoc-nhieuga-chien-xa-than-1.jpg
Chọi gà xưa và nay

Ngày xưa, ông cha ta chơi gà có thể ấn định thời gian “chọi” của gà bằng các líu (cây nhang phân đoạn) ngắn hoặc dài để gà nghỉ dưỡng sức. Nay mỗi “hồ” đấu được ấn định là 20 phút, nghỉ cho nước 5 phút, sau đó tiếp tục “chọi” cho đến khi phân thắng bại. Xưa, nếu gà mệt quá có thể đứng tựa vào nhau mà nghỉ hoặc được xử huề, nay thì gà chẳng còn “được phép” như vậy mà người chơi sẽ nắm đuôi của chúng kéo ra rồi thả vào để giục hăng cho chúng nhanh tiến đến ăn thua. Xưa, để tạo độ bền cho gà, trong những cuộc chơi người ta có thể dùng nước ấm để áp, thoa gừng hoặc cho gà uống nước tiểu nhưng nay thì không một loại thuốc nào được tiếp sức cho gà. Gà được ăn cơm, uống nước của trường gà. Do tính chất “một đi không trở lại”của cuộc chơi nên chuyện thắng bại trong một cuộc đấu không còn tùy thuộc 100% vào tài năng của con gà mà tùy thuộc phần lớn vào tài năng của người chủ. Tài năng của người chủ được thể hiện qua cách “chạng” gà. Khi “chạng”, gà được nhốt trong 2 chiếc giỏ, 2 người chủ phải “chạng” gà bằng mắt. Nhìn nhầm là cầm chắc chuyện thất bại. Cách cho nước gà sau mỗi “hồ” đấu cũng quan trọng không kém, nhìn cách chọi của gà người chủ biết con gà của mình cần cho nước nhiều hoặc ít, cần được quạt hay cần ăn cơm. Nếu làm sai gà sẽ bị giảm sức thi đấu.

Người chơi gà xưa nay mạnh mẽ vì tính chất quyết đấu, dịu dàng vì chăm một con gà chẳng khác gì chăm một đứa con. Có được một chú gà chọi tốt quả không dễ dàng gì. Hãy biết cách chọn và chăm sóc để có một chú gà chọi thõa nỗi đam mê.

 

BSTY. Hồ Thị Thương

BBT Hatthocvang VietNam

Facebook Twitter Google+

Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.